Tên gọi và đặc điểm phân biệt Bánh_mì_cay

Tên gọi bánh mì cay bắt nguồn từ vị của loại tương ớt đặc biệt ăn kèm với nhân bánh, gọi là chí chương (hoặc chíu trương).[5] Sở dĩ có tên đó là vì những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng quen gọi như vậy. Ngoài ra, do bánh to chỉ hơn đốt ngón tay và dài hơn một gang tay nên còn gọi là bánh mì que.[2]

Nói chung các món ăn nhanh với bánh mỳ kẹp tại Hải Phòng là tương đối phong phú, bao gồm cả loại bánh mỳ cỡ trung bình dùng kẹp cả thịt và trứng ốp với kích cỡ gần tương đương kiểu bánh mì thịt rất phổ biến trên các đường phố tại Sài Gòn/TP. Hồ Chí Minh ngày nay. Nhưng trong công thức nguyên bản của loại bánh mỳ cay kiểu Hải Phòng này, ngoài đòi hỏi tương đối khắt khe về chất lượng cùng kích cỡ của loại bánh mỳ que dùng để kẹp thì sự hấp dẫn chính được quyết định ở phần nhân cơ bản chỉ bởi 2 thành phần là pa-tê gan lợntương ớt. Ngoài ra thực khách có thể chỉ cần cho thêm ít ruốc/chà bông thịt lợn, rau mùi hoặc một vài lát dưa chuột/dưa leo tươi. Đây là đặc điểm rất dễ phân biệt với các loại bánh mỳ có kẹp pa-tê gan ở nhiều địa phương khác, vì ở những nơi này phần nhân kẹp của bánh mỳ ngoài lớp pa-tê gan bên trong được phết khá nhuyễn/mỏng ra thường rất phong phú về thành phần ăn kèm như thịt xá xíu, thịt nguội, dăm bông, xúc xích, rau thơm, cà rốt, củ cải muối chua,...

Một trong những lý do chủ yếu khiến phần nhiều người Hải Phòng không thích biến tấu thành phần cho đa dạng trong món ăn nhanh như phần lớn các địa phương khác có thể ở chỗ họ không muốn làm át mất hương vị đặc trưng của pa-tê gan lợn chế biến theo phong cách ẩm thực Hải Phòng, vốn được xem là một trong những mỹ vị tạo nên danh tiếng và tự hào cho ẩm thực của địa phương. Loại pa-tê gan lợn kiểu Hải Phòng này ngày nay được nhiều người ở các tỉnh thành khác biết tới và đánh giá cao về chất lượng (bao gồm cả thành phần chế biến và mùi vị) so với không ít công thức chế biến pa-tê gan lợn địa phương khác tại Việt Nam. Cũng như loại tương ớt kiểu Hải Phòng (người địa phương thường gọi là chí chương hay chíu chương) ăn kèm bánh mì nói chung có vị cay mạnh hơn và mùi đậm hơn phần lớn các loại tương ớt đóng chai công nghiệp trên thị trường, do các công ty thực phẩm chế biến sẵn và nó cũng thích hợp hơn các loại tương ớt công nghiệp khi ăn với nhiều món đặc trưng của Hải Phòng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bánh_mì_cay https://vnexpress.net/5-dac-san-banh-mi-tu-bac-vao... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Banh_m... https://www.baogiaothong.vn/me-man-banh-mi-cay-hai... https://baocantho.com.vn/nho-hoai-banh-mi-que-cay-... https://baogialai.com.vn/channel/721/201210/banh-m... https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ve-hai-phong-... https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/banh-mi-cay-h... https://www.phunuonline.com.vn/banh-mi-hai-phong-d... https://haiphong.gov.vn/Hai-Phong-Thanh-Pho-Toi-Ye... https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/3203...